Nguồn gốc
Những điệu múa truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác với sự trân trọng và niềm tự hào của Thái Lan đang được gìn giữ và trường tồn theo năm tháng.
Các điệu múa truyền thống đã có từ rất lâu đời, được bắt nguồn từ triều đại Siam. Lúc này các điệu múa dùng để phục vụ vua chúa và hoàng tộc trong cung đình, về sau những điệu múa điêu luyện này còn lan rộng và ảnh hưởng tới vùng Angko của Campuchia.
Vẻ đẹp của các điệu múa cổ điển Thái chính là sự nhẹ nhàng và thư thái, nó xuất phát từ tính cách và liên quan tới tín ngưỡng tôn giáo của người Thái. Đó là sự tinh tế nhưng không ồn ào, mang vẻ đẹp uyển chuyển và mềm mại nhưng không yếu ớt.
Múa truyền thống Thái Lan có 3 loại là Khon, Lakhon, Fawn Thai. Trong đó, Fawn Thai là điệu múa đòi hỏi kỹ năng phức tạp nhất nhưng cũng là điệu múa dược yêu thích nhất.
Một trong những khía cạnh đặc biệt nhất của loại hình nghệ thuật Thái Lan này là trang phục của người biểu diễn, mặc dù chất lượng của các thiết kế đã không còn đạt chất lượng kể từ khi những trang phục ra đời nhưng những bộ trang phục vẫn giữ được vẻ lộng lẫy và cầu kỳ.
Múa Khon
Khon là hình thức múa cách điệu nhất của người Thái. Trước đây, điệu múa này chỉ được biểu diễn cho Hoàng gia. Hiện nó được biểu diễn bên ngoài Hoàng gia, tuy nhiên nó vẫn được coi là một trong những loại hình nghệ thuật đỉnh cao ở Thái Lan.
Hầu hết các vũ công biểu diễn là nam giới mặc trang phục và mặc nạ cầu kỳ để khắc họa các nhân vật khác nhau. Mặt nạ múa Khon có màu sắc rực rỡ và công phu được các vũ công đeo thể hiện sự hiện diện di sản tồn tại lâu đời ở đất nước này.
Vũ kịch Khon được dựa trên những câu chuyện của sử thi Ramakie, tiêu biểu là cuộc chiến của hai phe Thiện – Ác, giữa Vua Quỷ mười đầu Thotsakan và Hoàng Tử Phra Rama cùng cánh tay phải đắc lực của Ngài – Vua Khỉ Hanuman. Vì vậy sân khấu vũ kịch Khon mang tính nghi lễ, mang tinh thần Ấn Độ giáo, nặng về tính chính trị, quân sự.
Những nhân vật, nghệ sĩ, dàn đồng ca cùng nhau mang đến không khí sôi động trên sân khấu. Biểu diễn Ramayana bằng các biểu cảm cử chỉ và không nói một lời thoại nào, chương trình được thực hiện bằng vũ điệt cổ điển. Cảnh chiến đấu đưuọc coi là đáng xem vì nó có rất nhiều trò đùa mang tính tương tác và biểu cảm.
Múa Lakhon
Lakhon được chia ra thành hai loại: Lakhon Nai & Lakhon Nok
Lakhon Nai ( Nai = bên trong ): Trái ngược với múa Khon, múa Lakhon sẽ không có mặt nạ và không có cảnh chính kịch như là vũ kịch Khon. Những người biểu diễn Lakhon chủ yếu là phụ nữ biểu diễn trong Cung điện Hoàng gia, thay vì đảm nhiệm vai trò cá nhân trong một biểu diễn thì học sẽ làm việc cùng nhau như một nhóm. Nhiều câu chuyện được kể thông qua những màn trình diễn này bằng diễn xuất, bài hát và vũ đạo.
Trang phục và bối cảnh sân khấu ở Lakhon thường xa hoa hơn nhiều so với một số hình thức múa Thái khác. Nửa thân dưới không cử dộng nhiều như phần trên, với những chuyển động tay uyển chuyển và sống động trong suốt màn trình diễn.
Đến thời trị vì của Vua Rama IV, quy định chỉ diễn viên nữ mới được diễn Lakhon Nai đã được hủy bỏ. Các diễn viên nam cũng có thể bắt đầu hóa thân vào các vai diễn trên sân khấu Lakhon Nai.
Lakhon Nok ( Nok = bên ngoài ): Đây là sân khấu được biểu diễn bên ngoài cung điện, đối tượng khán giả của Lakhon Nok phong phú và đa dạng hơn, gồm thường dân và thương gia hay các sĩ quan. Lakhon Nai tập trung vào vũ đạo và chuyển động thì Lakhon Nok tập trung vào kể chuyện và mang tính giải trí nhiều hơn.
Ở thời kỳ Vua Rama I – IV, Lakhon Nai chỉ được biểu diễn trong Cung điện Hoàng gia và diễn viên chỉ có thể là nữ thì diễn viên biểu diễn sân khấu Lakhon Nok có thể là nam hoặc nữ.
TOUR DU LỊCH THÁI 5N4Đ THÁNG 08, 09, 10
Múa Fawn Thai
Là một loại hình múa dân gian khác, Fawn Thái được biểu diễn trong các dịp lễ lớn của quốc gia với hàng trăm vũ công tham gia. Múa Fawn Thai gồm 5 điệu chính:
- Fawn Leb – Múa Móng tay
- Fawn Marn Gumm Ber – Múa Bướm
- Fawn Marn Mong Khol – Múa mừng Hạnh phúc
- Fawn Tian – Múa Nến
- FawnNgiew – Múa Khăn
Các vũ công sẽ mặc trang phục cầu kỳ, theo di sản các triều đình của Xiêm.
Múa Fawn Leb – Múa Móng tay là hình thức thuộc miền Bắc Thái Lan và có nguồn gốc từ vùng Chiang Mai. Điểm đặc biệt của các vũ công ở đây được đeo bộ móng tay dài khoảng 6 inch và sau đó nhảy theo nhịp điệu của âm nhạc. Kiểu tóc của nữ vũ công được nhấn nhá bằng một bông hoa nhài hoặc hoa ngọc lan trên búi tóc để tăng sự thanh lịch.
Múa Marn Gumm Ber – Múa Bướm và Fawn Marn Mong Khol – Múa mừng Hạnh phúc đều dược biểu diễn trên các nhạc cụ truyền thống của Thái Lan, các vũ công được biểu diễn đầy sự nghệ thuật hoặc sự lôi cuốn khi học nhảy với sự đồng nhất cao nhất.
Fawn Tian – Múa Nến là một điệu múa của một dân tộc Khmer Thái, một sân khấu sẽ có tám vũ công biểu diễn bằng cách cầm những ngọn nến trên tay. Thường được tổ chức vào ban đêm và là một trong những sự kiện được ngưỡng mộ từ thể loại Fawn, điệu nhảy được biểu diễn với các cặp đôi mặc xà rông và áo khoác.
Và cuối cùng, là Fawn Ngiew – Múa Khăn và đúng như tên gọi, chiếc khăn được sử dụng là dụng cụ chính trong điệu múa. Được thiết kế đặc biệt cho các sự kiện vui vẻ, nó có các bước nhanh hơn một chút nhưng giống với Fawn Leb, những bộ trang phục đầy màu sắc, Sabai và hoa tạo nên một bộ trang phục khiêu vũ tuyệt đẹp.
Mỗi điệu múa khác nhau sẽ có các hình thức và đạo cụ khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Đi cùng với mỗi điệu múa là một dàn nhạc từ 5 – 7 nhạc cụ truyền thống.
Hầu hết các hình thức múa cổ điển ở Thái lan có thể được chứng kiến tại các sự kiện xã hội và quan trọng nhất là các lễ hội. Thái Lan được mệnh danh là Vùng đất của những nụ cười, là một trong những quốc gia được chào đón và có nhiều du khách đến thăm nhất ở Châu Á. Chính văn hóa truyền thống, ẩm thực và khí hậu nhiệt đới đã khiến đất nước này trờ nên hấp dẫn đối với khách du lịch.
Xem thêm: Top 8 khách sạn sang trọng khi tới Bangkok không thể bỏ qua
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VTPLUS
- Trụ sở chính: 232/5/23 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Phone: 090 292 2161
- Mail: sendvivutour@gmail.com
- GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ Số GP/ No: 79-1354/ TCDL-GP LHQT
- Số ĐKKD: 0312857985
Bài viết cùng chủ đề: